Nguyên nhân và cách tránh nấm mốc, mùi hôi bên trong máy giặt

Máy giặt sau khi sử dụng lâu dài sẽ bị dính nấm mốc và gây mùi hôi. Nếu không xử lý kịp thời thì sẽ  lây lan sang cả quần áo.  Điện lạnh AZ sẽ giúp bạn hiểu nguyên nhân và cách tránh nấm mốc, mùi hôi bên trong máy giặt .

 

1. Nguyên nhân phát sinh mùi hôi và nấm mốc bên trong máy giặt

Máy giặt thường xuyên phải tiếp xúc với nước lẫn quần áo bẩn, mặt khác nhiều gia đình lại đặt  máy giặt trong phòng tắm hay phòng vệ sinh do thói quen sinh hoạt, mà đây là những môi trường ẩm ướt, dễ sản sinh ra nấm mốc và vi khuẩn, nếu không vệ sinh thường xuyên đúng cách thì sẽ có hiện tượng trên.

 

 

Mùi hôi ở bên trong máy giặt sẽ xuất hiện sau khi đã sử dụng một thời gian dài. Nguyên nhân ở đây do tồn đọng một lượng nước thải có cặn bẩn lâu ngày, không thoát hết ra  khỏi lồng giặt và ống xả nước làm cho lồng giặt có mùi hôi khó chịu. Mặt khác, việc thường xuyên đóng kín cửa máy giặt sau mỗi lần giặt sẽ tạo môi trường ẩm ướt là điều kiện cho nấm mốc phát triển, đấy cũng là một trong những nguyên nhiên gây ra mùi hôi bên trong máy giặt.

 

2. Cách tránh nấm mốc, mùi hôi bên trong máy giặt

Biết được các nguyên nhân gây ra nấm mốc và mùi hôi bên trong máy giặt, bạn có thể tham khảo một số cách phòng tránh đơn giản mà hiệu quả sau đây:

+ Dùng nước giặt thay thế bột giặt: Vì bột giặt có thể đóng cặn và lưu lại bên trong máy giặt nên việc dùng dung dịch nước giặt sẽ có hiệu quả giặt tẩy sạch hơn, tốt hơn.

+ Nên mở cửa máy giặt và khay chứa sau khi đã giặt xong: Việc làm này sẽ là một phương pháp giúp cho nước còn đọng lại trong lồng giặt được bay hơi hết nhằm ngăn chặn việc tạo môi trường ẩm ướt sinh ra nấm mốc và mùi hôi.

 

 

+ Lắp đặt đường ống xả nước ở sao cho hợp lý: Đường ống xả nước hợp lý được hiểu là đường ống dốc và vừa phải. Điều này khiến cho việc thoát nước được diễn ra hiệu quả hơn, nước thải sẽ không bị tồn đọng lâu ngày gây ra mùi hôi khó chịu.

 + Tổng vệ sinh máy giặt theo định kỳ: Để chắc chắn rằng máy giặt đã sạch vi khuẩn, nấm mốc và mùi hôi thì việc vệ sinh cho máy định kỳ là không rất cần thiết. Bạn nên để máy chạy ở chế độ tự động làm sạch hoặc chạy theo chu kỳ giặt thông thường nhưng không chứa quần áo trong đó định  kỳ là 1 tuần/lần.

 

3. Cách khắc phục khi máy giặt bị nấm mốc và có mùi hôi

 

Trường hợp máy giặt đã bị nấm mốc và bốc mùi, thì việc xử lý chúng cũng khá đơn giản, chỉ cần có dung dịch thuốc tẩy hoặc dùng đến những nguyên liệu quen thuộc, sử dụng nhiều trong nhà bếp như: chanh, giấm hay banking soda. Bạn pha hỗn hợp gồm giấm và banking soda hoặc chanh và banking soda để thay cho dung dịch giặt tẩy. Sau đó cho máy hoạt động đúng như một chu trình giặt nhưng không quần áo để tẩy sạch cặn bẩn.

 

 

Ngoài ra, các bạn phải lau chùi sạch các khay chứa xà phòng của máy giặt và phơi khô. Mặt khác, đối với những máy giặt có cửa trước, bạn nên kiểm tra lẫn vệ sinh mép cao su ở cửa để tránh cặn bẩn bị ứ đọng nhiều.

 

Điện lạnh AZ hy vọng bài viết nguyên nhân và cách tránh nấm mốc, mùi hôi bên trong máy giặt ở trên sẽ là kinh nghiệm có ích cho bạn trong việc vệ sinh máy giặt cho mình.

 

Công ty điện lạnh AZ nhân sửa chữa và vệ sinh máy giặt có phiếu bảo hành, đảm bảo uy tín, chất lượng nhất thị trường. Với dịch vụ sữa chữa máy giặt, vệ sinh tổng quát máy giặt tại nhà chuyên nghiệp. Chúng tôi có một mạng lưới cơ sở rộng khắp Hà Nội, với đội ngũ kỹ sư điện lạnh giàu kinh nghiệm.

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU GÌ HÃY LIÊN HỆ CHO CHÚNG TÔI:

Công ty chúng tôi nhận lắp đặt, bảo dưỡng, và sửa máy giặt ở trong khu vực Hà Nội.

Liên hệ với: ANH HIẾU – SĐT: 0914 8668 58 – 0981 8668 58

VĂN PHÒNG: SỐ 5 – NGÕ 210 – ĐƯỜNG HOÀNG VĂN THÁI – THANH XUÂN – HÀ NỘI

Gửi đánh giá
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *