Hướng dẫn sử dụng tủ lạnh đúng cách hiệu quả từ A-Z

Tủ Lạnh luôn là vật dụng không thể thiếu với mỗi gia đình.

Nếu biết dùng tủ lạnh đúng cách, chi phí hóa đơn tiền điện hàng tháng của gia đình bạn sẽ giảm đi rất nhiều. Ngoài việc chọn mua tủ lạnh có trang bị công nghệ Inverter tiết kiệm điện tối ưu, bạn cần “bỏ túi” vài mẹo sử dụng tủ lạnh hiệu quả giúp kéo dài tuổi thọ, tăng độ bền cho thiết bị.

Điện Lạnh AZ Hướng dẫn cách sử dụng tủ lạnh đúng cách

Hiện nay tủ lạnh đang là một thiết bị khá quen thuộc với hầu hết gia đình Việt Nam, do đó những bí quyết kéo dài tuổi thọ của tủ lạnh, cũng như cách dùng sao cho tiết kiệm điện đang được nhiều người tiêu dùng quan tâm.

 

>>> Tham khảo: Sửa chữa tủ lạnh tại Hà Nội

Chiếc tủ lạnh với khá nhiều công dụng như bảo quản thức ăn, làm nước mát… đang trở thành thiết bị quan trọng đối với không ít gia đình Việt Nam.
Cùng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ mà những chiếc tủ lạnh với khá nhiều công dụng như bảo quản thức ăn, làm nước mát… đang trở thành thiết bị quan trọng đối với không ít gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, do chưa tìm hiểu kỹ về những tính năng, công dụng cũng như cách sử dụng của loại thiết bị này mà nhiều hộ gia đình phải tốn kém trong việc chi trả tiền điện hàng tháng.
 

Theo tư vấn của các nhà cung cấp, việc sử dụng tủ lạnh đúng cách sẽ giúp người tiêu dùng tiết kiệm 20 – 30% điện mỗi tháng.

Theo đó, điều đầu tiên mà người tiêu dùng nên lưu ý trong quá trình lựa chọn tủ mới, nên chọn những chiếc tủ nén bằng điện cơ và cửa tủ càng kín càng tốt vì nó sẽ ít tiêu tốn điện. Cùng với đó, người sử dụng cũng nên tính toán dung tích phù hợp với nhu cầu của gia đình để tránh trường hợp dư thừa lãng phí. Ví dụ như với gia đình 4 – 5 người có thể dùng loại 125- 150 lít là phù hợp.

[ 9+ ] Cách vận hành tủ lạnh đúng cách

 

1. Đặt tủ lạnh ở nơi thoáng mát, không ẩm ướt

Chúng ta thường được tư vấn lắp đặt tủ lạnh ở nơi thông thoáng, vậy tại sao phải chọn vị trí đó? Nguyên nhân là vì dàn nóng và dàn lạnh được đặt xung quanh tủ. Đặc biệt, phía sau tủ là nơi có máy nén và khay nước, nên việc không chừa đủ không gian để giải nhiệt sẽ khiến tủ bị nóng lên một cách quá mức.

 

Nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra thì tủ sẽ khó mà hoạt động ổn định, ảnh hưởng đến tuổi thọ. Đó là lý do cần có một khoảng không gian xung quanh tủ lạnh để đảm bảo tủ thoát nhiệt hiệu quả, từ đó vận hành một cách ổn định, bền bỉ và tiết kiệm điện năng tối ưu.

2. Kiểm tra cửa hít

Với thời tiết nhiệt đới gió mùa của Việt Nam thì sau một thời gian dài, các zoăng cao su ở cửa có thể bị hỏng.

các zoăng cao su bị keo lại hoặc bị bám bụi, làm tủ thoát khí lạnh nhiều.

Mẹo để kiểm tra:  Kẹp một tờ tiền vào khe tủ, nếu dễ dàng kéo tiền đi học theo khe hở thì bạn cần thay thế ron cao su.

Hoặc đưa 1 chiếc đèn pin bật sáng( bóng điện tùy ý) vào khu vực zoăng cửa tủ. Nếu nhìn thấy khe sáng thì tủ bị hở zoăng

3. Hạn chế tắt/bật tủ lạnh

Mỗi lần bật tắt tủ lạnh làm hệ thống tủ lạnh khởi động lại, tủ lạnh cần một lượng điện năng khá lớn. Vì vậy, không nên bật/tắt tủ lạnh thường xuyên, không cắm chung tủ lạnh cùng ổ cắm với bất kỳ thiết bị khác.

 

Nếu không sử dụng tủ lạnh trong thời gian dài cần ngắt nguồn điện, nhưng nên dọn sạch thực phẩm trong tủ và dùng vật phủ che bụi phủ lên trên.

4. Hạn chế đóng/mở tủ lạnh

Việc mở và đóng tủ nhiều sẽ làm khí lạnh cũng như năng lượng tủ bị tiêu hao. Dẫn đến tiêu tốn điện năng và mỗi lần đóng mở tủ sẽ làm tủ lạnh khởi động blog hoạt động nhiều sẽ hư hại tủ

5. Không để tủ lạnh quá trống hoặc quá nhiều

Tủ lạnh chứa đầy đồ ăn thức uống sẽ làm lạnh nhanh hơn tủ lạnh trống. Nếu bạn không có nhiều đồ chứa trong tủ lạnh, có thể cho vào tủ vài chai nước.

Tuy nhiên nếu dự trữ thực phẩm quá nhiều sẽ ngăn chăn sự lưu thông khí lạnh, dẫn đến làm lạnh kém hiệu quả hơn.

6. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Việc  chỉnh nhiệt độ phù hợp hay cài đặt nhiệt độ, công suất cho tủ lạnh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tiêu hao điện năng. Vì thế, khi không có nhu cầu bảo quản nhiều thực phẩm trong tủ, bạn chỉ nên đặt tủ ở mức công suất trung bình hoặc thấp để tiết kiệm điện.

 

Ngoài ra, muốn kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh hiệu quả, bạn nên sử dụng thêm nhiệt kế. Nhiệt độ đạt yêu cầu, đối với độ ngăn mát sẽ dao động trong khoảng 5 – 8 độ C và ngăn đá là – 18 độ C.

7. Cất giữ thực phẩm khoa học

Một cách sử dụng tủ lạnh hiệu quả các bà nội trợ cần chú ý cất giữ các thứ bên trong thật ngăn nắp, tạo khe hở hợp lý để luồng khí lạnh lưu thông dễ dàng, hạn chế tiêu thụ điện. Không nên cho thực phẩm đang còn nóng vào tủ lạnh ngay, hãy để nguội hẳn. Cách bố trí thực phẩm ở các ngăn:

 

– Ngăn đông đá: Lưu trữ thực phẩm tươi sống (thịt, cá, hải sản), làm viên đá mát lạnh, kem hoặc sữa chua.

 

 

– Ngăn mát tủ lạnh: Cánh cửa tủ (chỉ để thực phẩm khô hoặc các loại gia vị, sốt), kệ trên cùng (thức ăn thừa, đồ uống hoặc các thực phẩm ăn liền vào ngăn tủ), những kệ dưới (đặt trứng, sữa, các loại thịt hoặc hải sản muốn dùng nhanh hay rã đông), hộc tủ (được thiết kế giúp duy trì ẩm độ thích hợp cho các loại rau, củ, quả).

8. Vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ

Việc vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ chắc chắn đảm bảo chất lượng vận hành của tủ lạnh. Với tủ lạnh gia đình cũng tương tự như vậy. Khi chúng ta vệ sinh tủ thường xuyên sẽ ngăn tủ có mùi khó chịu, máy móc vận hành êm hơn, kéo dài tuổi thọ cho máy. Bên cạnh đó, thức ăn dự trữ sẽ được đảm bảo chất lượng khi đủ độ lạnh bảo quản, tươi ngon và hợp vệ sinh hơn. Vì thế vệ sinh thường xuyên và vệ sinh tủ lạnh đúng cách là điều mà bạn nên làm để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

 

Lưu ý, trước khi vệ sinh tủ lạnh bạn cần chú ý đến những điều sau:

 

Rút phích cắm tủ lạnh ra khỏi ổ điện trước khi làm vệ sinh.

Không sử dụng các chất tẩy rửa dạng lỏng dễ cháy hay có độc để vệ sinh tủ lạnh.

Sử dụng nước rửa chén hoặc nước xà phòng pha loãng khi vệ sinh.

Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh (thuốc tẩy, hóa chất, xăng, dầu…) hay bàn chải có thể dễ làm phai, xước màu sơn tủ lạnh.

Không sử dụng nước nóng tránh làm nứt vỡ, biến dạng ngăn kệ tủ.

 

Lau sạch hơi ẩm bằng mút mềm hoặc vải khô để ngăn không cho nước hoặc chất lỏng lan vào các bộ phận điện và gây giật điện.

9. Cách bảo quản thực phẩm

Thực phẩm để trong tủ lạnh phải được đậy kín hoặc gói trong các túi nylon.

Thực phẩm để trong tủ lạnh phải được đậy kín hoặc gói trong các túi nylon, còn đồ để trong ngăn đá phải cho vào khay.

Không để bơ hoặc mỡ chạm vào các phần nhựa của tủ lạnh và bộ phận ép của cửa.

Đặc biệt, không cho thức ăn nóng vào tủ và khi nấu ăn nên lấy đồ cùng lúc, tránh mở cửa tủ nhiều lần, cũng như không mở quá lâu vì sẽ tiêu tốn nhiều điện năng.

Cùng với việc lựa chọn những chiếc tủ phù hợp thì cách lắp đặt và sử dụng đúng cách cũng là một giải pháp hữu hiệu để giảm điện năng. Theo đó, khi mua tủ lạnh về người tiêu dùng nên đặt tủ tại những nơi thoáng mát và cách tường ít nhất 10 cm. Tránh ánh nắng hoặc gần các nguồn nhiệt ( bếp gaz, lò sưởi…).
Về cách sử dụng, người sử dụng nên để nhiệt độ trong tủ ở mức 3- 6 độ C; chế độ lạnh ở mức – 15 đến -18 độ C. Không đưa vào tủ lạnh các chất lỏng dễ bay hơi, dễ cháy nổ, các hợp chất và các loại thuốc có mùi đặc biệt. Không đặt các vật nặng lên trên tủ lạnh, không ấn mạnh vào cửa tủ lạnh.
 

Không nên phủ bất kỳ vật gì lên lưới thông gió. (Lưới thông gió chỉ có ở các dòng máy cũ).

Không nên để lớp đá dày 5-6mm vì nó sẽ cản trở việc làm lạnh các sản phẩm đông lạnh và làm tăng tiêu dùng điện năng. Trong trường hợp sử dụng tủ lạnh không thường xuyên, ít nhất bạn cũng nên mở tủ 4 – 6 giờ/ tuần.

Nếu như việc sử dụng đúng cách sẽ giúp giảm thiểu tiêu tốn điện năng, thì việc bảo dưỡng và bảo vệ đúng cách là một giải pháp hiệu quả tăng tuổi thọ của thiết bị.

 

>>> Tham khảo: 6 thực phẩm không nên để trong tủ lạnh mà bạn nên biết

 
 

Không để bơ hoặc mỡ chạm vào các phần nhựa của tủ lạnh và bộ phận ép của cửa.

Điều đầu tiên người sử dụng cần chú ý là phải đặt tủ lạnh ở nơi khô ráo, ít bụi và thoáng gió đảm bảo thống thoáng phía sau.

Đặc biệt, không dùng giấy vải, phủ kín làm ngưng dàn nóng.

Khi mở của tủ không để luống gió quạt thốc thẳng vào sẽ làm tủ quá tải, tốn điện.

Khi sử dụng, sau hai tuần chúng ta nên cho tủ lạnh nghỉ ngơi 15 – 30 phút, sau đó lại đóng mạch cho tủ chạy bình thường.

Sau mỗi tuần chạy liên tục bạn nên làm vệ sinh tủ bằng cách đưa các thực phẩm, khay, giá đỡ ra khỏi tủ lạnh.

Dùng khăn sạch mềm để cọ rửa dàn lạnh các ngăn mặt trong của tủ lạnh, các tấm cửa cùng các chi tiếtkhác của tủ lạnh.

Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng xà phòng loãng để cọ rửa các chất bẩn xong phải tráng lại bằng nước sạch và lau khô.

Khi cọ rửa tránh tình trạng để nước đọng lại ở đáy tủ, các đệm cửa, vỏ của tủ lạnh sử dụng khăn sạch tẩm nước ấm, sau đó lau khô. Sau khi lau sạch trong và ngoài tủ lạnh phải lau khô ở khe rãnh và mở cửa tủ từ 30-40 phút cho thông thoáng.

 

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI:

Chúng tôi nhận sửa chữa tủ lạnh ở tất cả các quận, huyện trong khu vực Hà Nội.

LIÊN HỆ: ANH HIẾU – SĐT: 0981 8668 58

 

VĂN PHÒNG: SỐ 5 – NGÕ 210 – ĐƯỜNG HOÀNG VĂN THÁI – THANH XUÂN – HÀ NỘI

Gửi đánh giá
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *